REDWOOD CITY, California, ngày 29 tháng 10 năm 2024 /PRNewswire/ — Nhờ có kiến thức sâu rộng trong lĩnh vực não bộ và trí nhớ, nhóm phát triển AI nội bộ thuộc Viện nghiên cứu Tianqiao và Chrissy Chen (TCCI) đã đạt được bước đột phá lớn về trí tuệ nhân tạo khi Nền tảng lập trình Đa tác tử tự phát triển OMNE giành vị trí cao nhất trên bảng xếp hạng tiêu chuẩn GAIA (Trợ lý AI Chung) (https://huggingface.co/spaces/gaia-benchmark/leaderboard), đồng thời cùng được Meta AI, Hugging Face và AutoGPT của Hugging Face cho ra mắt. OMNE có hiệu suất vượt trội hơn so với các nền tảng lập trình được phát triển từ một số viện nghiên cứu hàng đầu trên thế giới khác, trong đó có Microsoft Research. Thành tựu này có được dựa trên nhiều năm nghiên cứu về lĩnh vực não bộ tại TCCI, trang bị cho các tác tử khả năng Ghi nhớ Dài hạn (LTM), cho phép nền tảng lập trình có thể suy nghĩ sâu hơn, chậm hơn từ đó nâng cao khả năng ra quyết định của Mô hình Ngôn ngữ Lớn (LLM) khi giải quyết các vấn đề phức tạp.
The Tianqiao & Chrissy Chen Institute was created in 2016 by Tianqiao Chen and Chrissy Luo with a US $1 billion commitment to help advance brain science. The organization’s vision is to improve the human experience by understanding how our brains perceive, learn, and interact with the world. The Institute has a strong focus on artificial intelligence due to its ability to accelerate the pace of scientific research. Read about our AI Prize www.ChenInstitute.org/prize.
Cột mốc này đánh dấu thành tựu to lớn của nhóm phát triển AI tại TCCI kể từ khi người sáng lập, cựu gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Tianqiao Chen, công bố “Chiến lược AI Toàn diện” vào năm ngoái.
OMNE tự hào có tỷ lệ thành công chung ở thời điểm hiện tại đạt 40,53%, vượt qua nhiều nghiên cứu khác từ các công ty như Meta, Microsoft, Hugging Face, Đại học Princeton, Đại học Hồng Kông, Viện nghiên cứu An toàn AI của Anh và Baichuan. Trong khi đó, GPT-4 được trang bị trình cắm có tỷ lệ thành công chỉ đạt 15%.
GAIA là một trong những tập dữ liệu có yêu cầu khắt khe nhất về trí tuệ đa tác tử và việc đứng đầu bảng xếp hạng này cho thấy được chuyên môn sâu rộng về lĩnh vực AI cũng như khả năng vượt qua ranh giới đổi mới của TCCI.
OMNE là nền tảng lập trình cộng tác đa tác tử dựa trên trí nhớ dài hạn (LTM). Mỗi tác tử đều có cấu trúc hệ thống giống nhau và độc lập, có thể tự học và hiểu toàn bộ mô hình thế giới, từ đó hiểu được môi trường của mình một cách độc lập. Hệ thống cộng tác đa tác tử dựa trên LTM cho phép hệ thống AI thích ứng được với những thay đổi hành vi của từng cá nhân theo thời gian thực, tối ưu hóa việc lập kế hoạch và thực hiện nhiệm vụ, đồng thời thúc đẩy quá trình tự tiến hóa hiệu quả và mang tính cá nhân hóa.
Bước đột phá này chính là quá trình tích hợp cơ chế trí nhớ dài hạn, giúp giảm đáng kể không gian tìm kiếm của MCTS và cải thiện khả năng đưa ra quyết định trong các vấn đề phức tạp. Vì có khả năng đưa ra suy luận hợp lý và hiệu quả hơn, OMNE không chỉ cải thiện mức độ thông minh của một đơn tác tử mà còn giúp tăng cường đáng kể khả năng của hệ thống đa tác tử bằng cách tối ưu hóa cơ chế cộng tác. Ý tưởng dẫn tới phát triển khả năng nâng cao này lấy cảm hứng từ nghiên cứu về cấu trúc hình cột của vỏ não con người. Là đơn vị cơ bản đối với các chức năng nhận thức và hành vi của não, cột vỏ não thực hiện xử lý thông tin thông qua một cơ chế hợp tác phức tạp. Bằng cách tăng cường sự hợp tác giữa đơn trí tuệ và các tác tử, mô hình AI có thể dần dần tạo ra khả năng nhận thức, xây dựng mô hình biểu diễn nội bộ, sau đó thúc đẩy bước nhảy vọt trong trí tuệ tổng thể của hệ thống.
Người đứng đầu nhóm phát triển AI của TCCI chia sẻ: “Chúng tôi vô cùng tự hào khi OMNE giành vị trí cao nhất trên bảng xếp hạng GAIA. Thành tựu này thể hiện rõ tiềm năng to lớn của việc sử dụng trí nhớ dài hạn để đẩy mạnh quá trình tự tiến hóa của AI và giải quyết các vấn đề trong thế giới thực. Chúng tôi tin rằng việc thúc đẩy nghiên cứu về trí nhớ dài hạn và quá trình tự tiến hóa của AI sẽ đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển liên tục và khả năng ứng dụng vào thực tế của công nghệ AI.”
Tuyển dụng: AItalents@cheninstitute.org